Các vi sinh vật ưa sống trong môi trường nước nóng sôi là nhân tố được biết đến từ lâu, trong đó nhóm vi sinh vật này sống trong Công viên quốc gia Yellowstone ở Mỹ - một khu vực nổi tiếng với hệ thống núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới.
Các sinh vật thích sống ở môi trường khắc nghiệt như "địa ngục", cùng với các loài trái ngược lại được phát hiện sâu trong lòng băng vĩnh cửu ở cực Bắc và sống không cần nước tại sa mạc Atacama (Chile), đã mang lại nguồn hy vọng mới cho các nhà khoa học vũ trụ.
Vì chúng là minh chứng cho thấy sự tồn tại của sự sống trong môi trường cực đoan, không phù hợp với quan niệm truyền thống về sự sống như trường hợp các hành tinh quá nóng hoặc quá lạnh, hay quá khô cằn, vẫn có khả năng tồn tại sự sống.
Do đó, khám phá những "loài anh em của các sinh vật ở ngoài hành tinh" trên Trái Đất luôn có giá trị đặc biệt.
Theo Sci-Tech Daily, các nhà khoa học từ Mỹ, Iceland và Nhật Bản đã tiến hành một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Mircea Podar - một nhà khoa học của Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge (ORNL - Mỹ) - để xem xét ảnh hưởng của nhiều nguồn suối nước nóng ở ba quốc gia này.
Đó là những vùng đất có nhiệt độ cực cao trên 65 độ C, trước đây được xem là quá khắc nghiệt cho bất kỳ sinh vật nào có thể sống được.
Ngạc nhiên thay, có các loài vi sinh vật sống trong nước sôi của các khu vực nước "địa ngục", bao gồm các vùng có địa chất và hóa học độc đáo.
Đáng ngạc nhiên hơn, chúng có một mối quan hệ di truyền chặt chẽ với nhau, ngay cả khi chúng sống ở khoảng cách hàng ngàn dặm, cho thấy một sự tiến hóa vô cùng phức tạp.
Việc mỗi loài thích nghi với điều kiện địa phương của từng suối nước nóng đem lại nhiều thông tin mới và quý giá về sự tiến hóa của chúng trong môi trường khắc nghiệt như các hành tinh khác trong vũ trụ.
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Environmental Microbiology cho thấy rằng quá trình tiến hóa của sinh vật có thể tạo ra tiềm năng cho các ứng dụng công nghệ sinh học mới.