LCK Mùa Xuân 2024 có thể nói là một trong những mùa giải chứng kiến T1 thăng trầm nhất. Bởi lẽ, đội tuyển này đang từ vị thế "nhà vua của làng LMHT" sau chức vô địch CKTG 2023, đã "ngã ngựa" ngay trận ra quân gặp Gen.G. Đành rằng Gen.G rất mạnh nhưng không ai nghĩ T1 đang hừng hực khí thế lại có thể thất bại. Chưa kể, sau chuỗi thăng hoa với 12 trận thắng liên tiếp, chính Gen.G lại là cái tên kéo T1 xuống mặt đất. Để rồi giai đoạn còn lại của vòng bảng cho đến tận trước trận gặp Dplus KIA ở vòng playoffs đã chứng kiến một T1 vô cùng chật vật, loay hoay trong chính lối chơi của mình.
Gần đây, một số người dùng mạng xã hội ở Trung Quốc đã tổng hợp cách chơi của đội T1 chỉ trong một bài đăng ngắn. Theo đó, bài đăng nêu rõ: "Nếu Keria đảm đương vai trò chính trong đội, đối thủ sẽ rất yếu. Nếu Zeus đảm đương vai trò chính, đối thủ sẽ khá nhưng không đáng kể. Nếu Faker và Oner đảm đương vai trò chính, chúng ta sẽ chuẩn bị cho cuộc đua giành chức vô địch với đối thủ rất mạnh. Nếu Gumayusi đảm đương vai trò chính, thì chúng ta sẽ không còn cơ hội nào".
Mặc dù có tính hài hước, nhưng thực tế này lại khá chính xác đối với T1 và các đội tuyển khác trong meta hiện tại. Keria đã chứng minh rằng khi anh có điểm số POG cao và chơi tốt nhất với lối chơi Xạ Thủ Hỗ Trợ, đối thủ không thể đánh bại được T1. Tuy nhiên, khi gặp các đối thủ mạnh như DK, HLE hay KT, Keria khó có thể tạo ra sự đột biến. Tương tự, Zeus cũng gặp khó khăn khi Aatrox của anh bị khóa chặt lối chơi bọc sau trong trận đấu với HLE ở vòng bảng LCK Mùa Xuân 2024 vừa qua.
Trong khi đó, chỉ cần Faker - Oner, và đặc biệt là Oner, thi đấu như ở CKTG 2023, các vị trí còn lại trên đội hình trở nên dễ dàng hơn. Faker đã chứng minh khả năng "gánh team" của mình qua pha Quadra Kill ấn tượng trong trận chung kết gặp Gen.G. Trận đấu đó cũng đã cho thấy Gumayusi, dù vẫn giữ được sức mạnh, nhưng Xạ Thủ của đội T1 đã thực sự không thể giữ vững tinh thần.
Trong vài bản cập nhật gần đây, Xạ Thủ đã bị "giảm sức mạnh" rất nhiều, khiến cho việc chơi vị trí này đòi hỏi trang bị tốt nhất và người chơi phải có đủ kỹ năng, kinh nghiệm và can đảm để chọn vị trí phù hợp, gây sát thương nhiều nhất trong giao tranh mà không trở thành mục tiêu quá nhiều. Trong trận đầu playoffs gặp HLE, Delight có nhiệm vụ rất đơn giản: tập trung tất cả vào Gumayusi trước khi giao tranh và khiến T1 phải đánh 4vs5, mà vẫn không gây nhiều sát thương.
Gumayusi đã thừa nhận rằng vị trí AD trong game là quan trọng nhưng không nhất thiết phải có Xạ Thủ. Anh ấy đã so sánh vị trí Đường Trên, Đường Giữa và Rừng như nước, mì và gia vị, trong khi Xạ Thủ đôi khi không cần thiết. Anh ấy cho rằng Hỗ Trợ giống như gói rau, có thể làm tăng hương vị của mì ramen. Nếu mì ramen có trứng sẽ ngon hơn nhiều, nhưng nếu không có đủ nước, gia vị và mì chín thì trứng cũng không có ý nghĩa gì. Điều quan trọng là tất cả các yếu tố phải hoàn chỉnh để trứng có thể phát huy vai trò quan trọng của mình.
Thực sự, đối với T1, khi Xạ Thủ phải đảm đương vai trò "gánh team", tức là giai đoạn đầu và giữa trận ở những vị trí khác không thực sự hiệu quả (do đó phải thay đổi lối chơi và dồn tài nguyên cho Xạ Thủ). Trong trường hợp ván đấu vẫn trong tầm kiểm soát, mọi việc vẫn ổn. Nhưng nếu đối thủ quá mạnh, cơ hội để Gumayusi tạo ra đột biến cũng khá khó nếu đối thủ là những đội thi đấu chặt chẽ như Gen.G hay HLE.
Gumayusi hiểu rõ nhất về những "thiệt thòi" mà mình phải chấp nhận. Tuy nhiên, với Xạ Thủ sinh năm 2002, có vẻ như chỉ cần T1 giành chiến thắng và danh hiệu, những yếu tố cá nhân có hay không cũng không còn quá quan trọng nữa.