Vừa qua, cụ Thiệu, nay đã 92 tuổi, sống tại phường Cổ Thành, thành phố Lâm Hải, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, đột nhiên nhận được cuộc gọi từ một số điện thoại không quen. Người đối diện tự giới thiệu là cháu rể và gọi điện hỏi thăm cụ.
Nghe giọng nói quen thuộc, bà Thiệu cảm thấy rất hạnh phúc vì người cháu này thường xuyên ở xa và bận rộn nên ít khi về thăm bà. Cả hai thường chỉ liên lạc qua điện thoại một cách thỉnh thoảng. Tuy nhiên lần gọi này, cháu rể đột ngột thay đổi số điện thoại khiến bà Thiệu có chút ngạc nhiên.
Sau cuộc điện thoại hỏi thăm đó, vào ngày tiếp theo, "cháu rể" tiếp tục gọi cho bà Thiệu và thông báo rằng anh cần gấp 100.000 NDT để giải quyết công việc và muốn nhờ bà giúp đỡ. Mặc dù bà chưa hoàn toàn tin tưởng người ở đầu dây là cháu rể thực sự của mình, nhưng dưới áp lực của đối phương, bà Thiệu đã đồng ý cho "người cháu" mượn trước 50.000 NDT.
Được trời giúp, vì đang bận rộn với công việc, người cháu đã nhờ bạn đến nhà để đưa bà cụ đến ngân hàng rút tiền. Ngay sau khi hoàn tất giao dịch, bà Thiệu nhận được một cuộc gọi từ cảnh sát, thông báo rằng ngân hàng nghi ngờ bà cụ là một trong những nạn nhân của vụ lừa đảo trực tuyến, yêu cầu bà cụ đến ngay đồn cảnh sát Cổ Thành để làm rõ vụ việc.
Sau khi nhận thông tin từ cụ bà 92 tuổi, cảnh sát phán đoán rằng trong vụ việc này, kẻ lừa đảo đã tận dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo để mô phỏng giọng nói nhằm "rình rập" nạn nhân và tiến hành hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ảnh: Sina
Đúng lúc đó, điện thoại của bà Thiệu lại reo lên, màn hình hiển thị cuộc gọi từ "cháu rể". Cảnh sát biết kẻ lừa đảo tiếp tục liên hệ với bà Thiệu để lấy nốt 50.000 NDT còn lại nên đã tìm cách hợp tác với bà cụ này để thực hiện một kế hoạch để bắt giữ chúng.
Theo hướng dẫn của cảnh sát, bà Thiệu nhận cuộc gọi từ "cháu rể" và đồng ý với kế hoạch gặp gỡ và giao tiền. Đồng thời, cảnh sát cũng nhanh chóng triển khai kế hoạch hành động. Theo kế hoạch được xây dựng, họ đặt người phục kích ở các vị trí chiến lược như tầng trên, cửa trước, cửa sau và xung quanh nhà bà Thiệu. Để tránh bị ngờ vực, tất cả cảnh sát đều mặc đồ thông thường và chờ đợi tình huống bất ngờ.
Không mấy lâu sau đó, tiếng chuông cửa nhà bà Thiệu vọng lên. Khi bà cụ 92 tuổi này mở cửa, một người đàn ông trung niên đã sẵn sàng đứng ở phía trước. Tuy nhiên, ông ta tỏ ra rất cảnh giác, từ chối vào nhà dù bà Thiệu mời.
Khi đó, đội cảnh sát đang mặc đồ phục truyền thống đã nhìn thấy đối tượng và bắt đầu tiếp cận anh ta từ phía sau. Tuy nhiên, đối tượng đã nhanh chóng cảm thấy có điều gì đó không ổn nên đã bỏ chạy. Nhìn thấy điều này, cảnh sát từ các hướng khác nhau cũng đã bắt đầu đuổi theo. Kết quả cuối cùng là đối tượng bị bắt giữ trước khi kịp chạy hết con phố.
Ảnh: Sina
Tại trụ sở cảnh sát, sau khi xem xét các bằng chứng mang tính thuyết phục, đối tượng cuối cùng cũng thừa nhận mình đã tham gia vào vụ lừa đảo trực tuyến. Người này cũng thú nhận rằng nhiệm vụ của mình là giúp kẻ chủ mưu rút tiền và nhận tiền từ bà cụ 92 tuổi.
Sau đó, tên giả danh là "cháu rể" của bà Thiều đã bị cảnh sát bắt giữ. Số tiền 50.000 NDT mất trước đó đã được hoàn trả lại cho bà Thiều. Bà cụ này cũng được cảnh sát gửi thư khen vì đã tích cực hỗ trợ lực lượng chức năng trong quá trình điều tra và bắt giữ tội phạm lừa đảo.
Thông qua sự việc này, cảnh sát khuyên mọi người nên chăm sóc hơn đến người cao tuổi trong gia đình vì họ thường là đối tượng dễ bị tổn thương và thường trở thành mục tiêu của tội phạm. Cảnh sát cũng nhấn mạnh việc nâng cao cảnh giác trước những hình thức lừa đảo trực tuyến tinh vi. Khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ, người dân cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt, tránh chuyển tiền sang tài khoản không rõ để tránh những thiệt hại không đáng có.
Theo Sina