Bức ảnh này được phát hành để kỷ niệm 2 năm từ khi chụp những bức ảnh đầu tiên của kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb, được NASA phát triển và điều hành, mang tên là "chiến thần" với việc khám phá không gian sâu.
"Chim Cánh Cụt" và "Trứng" là tên gọi khác của cặp thiên hà NGC 2936 và NGC 2937. Được biết đến với biệt danh "Chim Cánh Cụt" và "Trứng", hai thiên hà này trông như đang múa cùng nhau trên bầu trời, nhưng thực chất chúng đang trong quá trình tương tác nuốt nhau.
Ban đầu, thiên hà NGC 2936 được biết đến như một thiên hà xoắn ốc lớn, tương tự với thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà). Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nó đã trải qua một sự biến đổi hoàn toàn, trở thành một chú chim cánh cụt theo nghĩa đen.
Trung tâm của thiên hà giờ đây nhìn như một bộ mắt sáng lóa, còn một chuỗi ngôi sao bị uốn cong như một chiếc mỏ nhọn, các phần khác trở thành cấu trúc giống như đầu, xương sống và đuôi vểnh ra.
Tương tự như các thiên hà xoắn ốc khác, Chim Cánh Cụt có chứa nhiều khí và bụi.
Sự tương tác hấp dẫn giữa vụ sáp nhập với Trứng đã gây ra hiệu ứng đến các vùng khí và bụi sáng hơn, khiến chúng va chạm với nhau và tạo ra nhiều ngôi sao mới phát triển đồng loạt.
Các vườn ươm sao trông giống như một con cá, với "mỏ" và "đuôi", bao quanh bởi vật liệu giống khói chứa các phân tử hydrocarbon thơm đa vòng.
Mặt khác, hình dạng compact của Trứng vẫn không thay đổi nhiều.
Được hình thành như một thiên hà hình elip, nơi có sự tụ tập của nhiều ngôi sao đã già cỗi, với ít khí và bụi hơn để tạo điều kiện cho quá trình hình thành ngôi sao mới.
Mặc dù kích thước nhỏ hơn so với Chim Cánh Cụt, Trứng có cân nặng bằng nhau, do đó trở thành một khối đặc hơn và chậm biến dạng hơn.
Việc tương tác không ngừng giữa chúng đã bắt đầu từ 25 đến 75 triệu năm trước. Chúng sẽ tiếp tục va chạm, quấn lấy nhau, xoay quanh nhau cho đến khi cuối cùng cấu trúc hợp nhất hoàn toàn bị phá vỡ thành một thiên hà duy nhất sau hàng trăm triệu năm nữa.
Hai thiên hà hiện tách biệt nhau 100.000 năm ánh sáng, đó là một khoảng cách rất ngắn đối với các thiên hà.
Để so sánh, Ngân Hà nằm cách thiên hà Andromeda (Tiên Nữ) - người láng giềng cùng loại - tới 2,5 triệu năm ánh sáng.
Trong tương lai, Ngân Hà và Tiên Nữ sẽ hợp nhất sau khoảng thời gian từ 4 đến 5 tỉ năm.
Tuy nhiên, trước khi điều đó xảy ra, Ngân Hà sẽ hợp nhất với một thiên hà nhỏ hơn gọi là Đám mây Magellan Lớn, một trong các thiên hà vệ tinh của nó, dự kiến trong khoảng 2 tỷ năm tới.
Do đó, hình ảnh mà NASA vừa thông báo có thể được coi là một cái nhìn trước để chúng ta có thể ước lượng được cách mà "ngôi nhà" của chúng ta - Trái Đất sẽ thay đổi trong khoảng thời gian là 2 tỉ và 4 tỉ năm tới.
Hành tinh của chúng ta có thể sẽ cùng với cả hệ Mặt Trời trôi dạt vào một khu vực có hình dạng kỳ lạ mới, thay vì nằm yên vị trí trên phần rìa tròn của đĩa ánh sáng xoắn ốc. -
Va chạm dự kiến giữa Đám mây Magellan Lớn và hệ Mặt Trời không có tác động quá mạnh mẽ, không gây hủy diệt nhưng có thể đẩy Trái Đất ra khỏi "vùng sự sống", theo một số nghiên cứu.