Hành tinh Vulcan/HD 26965 b là một loại siêu Trái Đất xoay quanh ngôi sao 40 Eridani A trong hệ thống sao 40 Eridani, cách chúng ta khoảng hơn 16 năm ánh sáng.
Khi phát hiện, nó đã gây ra một cơn sốc vì sự tương đồng quá lớn với hành tinh Vulcan, nơi có 3 ngôi sao mẹ, là quê hương của nhân vật Spock trong bộ phim nổi tiếng Star Trek.
Tuy nhiên, một tổ chức các nhà khoa học của NASA mới đây đã tiết lộ một nghiên cứu với tên gọi "Cái chết của Vulcan".
Theo nghiên cứu mới do Abigail Burrows, một nhà thiên văn học từ Đại học Dartmouth và Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA dẫn đầu, cho biết rằng trong vài năm sau khi Vulcan được xác nhận năm 2018, nó tỏ ra vô cùng bất ổn.
NASA đã đặt cho nó cái tên "siêu Trái Đất lắc lư" vì dữ liệu cho thấy rằng nó có vẻ như đang liên tục chuyển động.
Tin xấu đã đến với các fan của Star Trek khi một thiết bị mới có tên NEID đã được cài đặt gần đây tại Đài quan sát quốc gia Kitt Peak ở bang Arizona, Mỹ. NEID là một thiết bị đo vận tốc và hướng tâm mới được thêm vào tổ hợp kính thiên văn.
Trong trường hợp này, việc phân tích tín hiệu được cho là của hành tinh ở các bước sóng ánh sáng khác nhau tiết lộ rằng đó có thể chỉ là sự nhấp nháy của một vật thể nào đó trên bề mặt ngôi sao trùng với chu kỳ quay 42 ngày.
"Một điều gì đó" có thể đơn giản là sự tương tác giữa các yếu tố trên bề mặt của ngôi sao.
Tổng thể, có thể hành tinh Vulcan chỉ là một hành tinh hư cấu!
Lời tuyên bố mới khiến nhiều người liên tưởng đến cách mà Vulcan đã biến mất trong phim Star Trek: Đột ngột, bị một lỗ đen nuốt chửng. Chỉ khác là thứ nuốt chửng nó trong hiện tại lại là những phương pháp quan sát ngày càng tiến bộ của nhân loại.
Dù việc mất hành tinh khai tử rất thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học, nhưng không phải là một tin tức tiêu cực.
Phương pháp mà nhóm nghiên cứu đã sử dụng để loại trừ Vulcan hứa hẹn mang đến những quan sát rõ ràng hơn, phân biệt những yếu tố gây nhiễu khi tìm kiếm các hành tinh quay quanh các ngôi sao xa xôi.