Trong cuộc phỏng vấn gần đây với Live Science, một số nhà thiên văn học đã đưa ra lập luận rằng trong vài năm tới - có thể là chỉ trong vòng 2 năm - con người Trái Đất có thể khám phá được hành tinh thứ 9 đang ẩn mình trong quỹ đạo xa xôi của hành tinh lùn Sao Diêm Vương.
Năm 2025, Đài quan sát Vera C. Rubin được dự kiến sẽ mở cánh cửa cho việc chạm tới giấc mơ đó.
Giáo sư thiên văn học Mike Brown từ Trường Đại học Công nghệ California (Caltech - Mỹ), người đã đưa ra giả thuyết về hành tinh thứ 9 cùng với một đồng nghiệp, cho biết: "Không dễ dàng để giải thích một hệ Mặt Trời không có hành tinh thứ 9. Tuy nhiên, không có cách nào chắc chắn 100% cho đến khi bạn thực sự nhìn thấy nó".
Ý kiến này ám chỉ đến việc giả thuyết về hành tinh thứ 9 đang dần dần được chấp nhận thông qua các bằng chứng gián tiếp.
Hành tinh thứ 9 ở đây không phải là Sao Diêm Vương, hành tinh thứ 9 đã từng bị Liên đoàn Thiên văn quốc tế (IAU) giáng cấp vào năm 2006. Đó là một hành tinh khổng lồ ở vị trí xa hơn rất nhiều so với Sao Diêm Vương, có thể mất từ 10.000-20.000 năm để quay quanh Mặt Trời.
Chưa ai quan sát được hành tinh này nhưng các nhà thiên văn tin rằng nó hiện diện vì đã nhiều nhóm nghiên cứu phát hiện "dấu vết" của nó.
Những hiện tượng di chuyển không bình thường của các vật thể ngoài quỹ đạo của Sao Thủy. Thỉnh thoảng, một số vật thể dường như bị tác động bởi một lực vô hình kéo, đẩy, khiến chúng di chuyển không ổn định trên quỹ đạo của mình.
Kịch bản tối ưu nhất là có một hành tinh cực kỳ lớn, với trọng lực mạnh mẽ, nằm nằm ẩn dưới bóng tối ở gần biên giới của hệ Mặt Trời, đã lặng lẽ tác động lên các vật thể đó.
Các vật thể này bao gồm Sedna - một hành tinh lùn tiềm năng ở ngoài Vành đai Kuiper, tiểu hành tinh 2012 VP113 và một số hành tinh khác.
Từ năm 206, Tiến sĩ Brown cùng đồng nghiệp và một số nhóm khác đã phát hiện ra được 16 vật thể bị ảnh hưởng bởi tác động của hành tinh thứ 9 đề xuất.
Theo Tiến sĩ Brown, hành tinh này phải đứng ở vị trí thứ 5 về khối lượng trong hệ Mặt Trời của chúng ta, sau Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương. Nó có khả năng chứa các thành phần giống nhất với Sao Hải Vương.
Theo Alessandro Morbidelli, một nhà thiên văn học từ Đài thiên văn Côte d'Azur ở Pháp, đã chia sẻ với Live Science qua email rằng có khả năng cao hành tinh thứ 9 tồn tại.
Tiến sĩ David Rabinowitz, một nhà vật lý thiên văn tại trường đại học Yale, cũng cho rằng việc hành tinh bí ẩn này tồn tại là giải pháp hợp lý nhất cho các vật thể lệch tâm được họ phát hiện ở ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương.
Tiến sĩ Sean Raymond đến từ Phòng thí nghiệm Vật lý thiên văn Bordeaux ở Pháp, đã chia sẻ với Live Science qua email rằng ông tin rằng tồn tại hành tinh thứ 9 với tỷ lệ 90%.
TS Brown và đồng nghiệp đã bắt đầu nghiên cứu dữ liệu từ Kính thiên văn Subaru của Nhật Bản tại Hawaii, nơi được biết đến là điểm quan sát tốt nhất hiện nay.
Nếu khảo sát này không hoàn thành công việc, họ sẽ thay đổi sang sử dụng Đài quan sát Vera C. Rubin đang được xây dựng ở Chile.
Theo TS Brown, với sự hỗ trợ của kính viễn vọng hiện đại, hành tinh thứ 9 có thể được phát hiện trong vòng 2 năm tới.
Đài thiên văn Vera C. Rubin ở Chile sẽ được trang bị máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ chụp những bức ảnh bầu trời đêm mang tính cách mạng hóa trong lĩnh vực thiên văn học.
Hệ thống quan sát trị giá 473 triệu USD này được giao nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ Trái Đất - tức là phát hiện sớm các tiểu hành tinh có nguy cơ đe dọa.
Sau đó, nhiệm vụ tiếp theo của nó là phát hiện các sao chổi chưa được quan sát, các ngôi sao di cư và các hành tinh khám phá. Đồng thời, nó sẽ lên đường tìm kiếm hành tinh thứ 9.