Nokia đã tiến bộ đáng kể trong việc tự động hóa hạ tầng mạng. Các nhà nghiên cứu của Nokia Bell Labs vừa công bố thành công đột phá đầu tiên trong lĩnh vực này, đó là "mạng ngôn ngữ tự nhiên" cho phép mạng hoạt động thông qua các câu lệnh giọng nói hoặc văn bản đơn giản. Các mạng này có khả năng hiểu ý nguyện của người dùng và tự động hành động theo các câu lệnh đó.
Theo Nokia, mạng ngôn ngữ tự nhiên sẽ giúp giảm bớt sự phức tạp trong việc quản lý mạng và đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng cuối. Bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ mới sẽ hỗ trợ nhà cung cấp dịch vụ triển khai và duy trì cấu hình mạng cho khách hàng một cách nhanh chóng khi có yêu cầu.
Hơn nữa, mạng ngôn ngữ tự nhiên còn liên tục thu gom kinh nghiệm, học hỏi từ các hoạt động của mình và cải thiện mạng lưới sau mỗi yêu cầu. Khi kiến thức của nó được nâng cao, mạng ngôn ngữ tự nhiên có thể dự đoán nhu cầu dịch vụ và tự động thích ứng mà không cần sự can thiệp của con người.
Ông Csaba Vulkan, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tự động hóa hệ thống mạng của Nokia Bell Labs, đã cho biết rằng: "Người khai thác không cần phải tìm hiểu về các sách hướng dẫn kỹ thuật hoặc API phức tạp khi cấu hình mạng. Thay vào đó, chỉ cần một câu lệnh đơn giản như "Tối ưu hóa mạng tại vị trí X cho dịch vụ Y" là đủ để đáp ứng yêu cầu. Các yêu cầu này có thể được áp dụng để tự động hóa cấu hình mạng không dây trong một nhà máy để điều khiển các rô-bốt hoặc tối ưu hóa mạng trong một buổi hòa nhạc khi người xem chia sẻ trên nhiều mạng xã hội".
Mạng ngôn ngữ tự nhiên là một thành phần của dự án nghiên cứu UNEXT, được Nokia Bell Labs phát triển như một sáng kiến mới. UNEXT được đặt tên theo hệ điều hành UNIX, một hệ điều hành huyền thoại cũng do Nokia Bell Labs tạo ra, nhằm tái định nghĩa lại phần mềm và hệ thống mạng giống như cách mà UNIX đã thay đổi cả lĩnh vực điện toán.