Theo thông tin từ Universe Today, nhóm nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng của Đại học John Hopkins (JHU APL - Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu chi tiết về miệng hố va chạm có tên gọi là Corinto ở khu vực Elysium Planitia, nằm gần xích đạo Sao Hỏa.
Đó là một miệng hố khá trẻ - 2,34 triệu năm tuổi - theo tiêu chuẩn của hành tinh đỏ, một thế giới đầy các hố va chạm lớn nhỏ.
Kích thước của nó cũng thuộc vào phạm vi khá lớn: Đường kính 14 km và chiều sâu 1 km.
Một trong những lý do khiến Corinto trở nên hấp dẫn là vì các hình ảnh tinh tế từ tàu vũ trụ của NASA đã cho thấy rằng nó có một hệ thống "tia" mở rộng từ vành hố, cho thấy có những vật từng bị bắn ra khỏi miệng hố này.
Bên cạnh đó, bên trong miệng hố có nhiều vết rỗ. Điều này chứng tỏ rằng nó phải chứa nước đá trước khi bị một kẻ tấn công - có thể là tiểu hành tinh - lao vào.
Các phép tính cho thấy góc va chạm là khoảng từ 30 đến 45 độ và mạnh đến mức giải phóng ra vô số mảnh vụn.
Đáng ngạc nhiên hơn, các phân tích mô hình cũng như dấu vết trực tiếp mà các tàu vũ trụ thu thập được từ bề mặt Sao Hỏa cho thấy cú va chạm rất mạnh này đã tạo ra tới 2 tỉ miệng hố va chạm thứ cấp.
Sao Hỏa thường xuyên bị va chạm bởi các thiên thạch và các hố thứ cấp, khiến bề mặt của nó bị cày nát - Hình ảnh minh họa.
Các vết thương phụ xảy ra khi các mảnh vỡ nóng bỏng từ vụ va chạm ban đầu rơi vào các khu vực xung quanh với một lực mạnh, tạo thành các miệng hố va chạm nhỏ hơn.
Số lượng các hố thứ cấp lớn và chứa nhiều hố to này là do kích thước của các "mảnh vỡ" được bắn ra từ Corinto có thể lên đến 10 m. Một số hố thứ cấp nằm cách hố ban đầu tới 1,8 km.
Bề mặt của Sao Hỏa không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khí hậu liên tục, mạnh mẽ hoặc sự phong phú của hệ động thực vật như Trái Đất, do đó có thể giữ nguyên vẹn dấu vết của các vụ va chạm qua hàng triệu, thậm chí hàng tỉ năm.
Nó không cố ý đã mở ra cho chúng ta cái nhìn về sức mạnh tác động của một kẻ tấn công ngoài hành tinh. Có thể Trái Đất cũng có các hệ thống hố va chạm tương tự, ẩn mình dưới các lớp đất chất.
Một nghiên cứu mới đã được công bố tại Hội nghị khoa học về Mặt trăng và hành tinh lần thứ 55 tại Texas, Mỹ.