Một bài báo mới công bố trên tạp chí khoa học The Planetary Science Journal đã phát hiện ra những đường vết đứt gãy trên bề mặt của Mặt Trăng. Đáng chú ý, những đường vết này nằm rất gần điểm đổ bộ dự kiến của phi hành gia trong sứ mệnh Artemis 3.
Tương tự như các đứt gãy trên Trái Đất, sự trượt của các tảng đá ở lớp sâu bên dưới tại điểm đứt gãy là nguyên nhân gây ra động đất.
Chúng cũng là nguyên nhân gây ra trận động đất Mặt Trăng lớn năm 1975, đã được máy đo địa chấn từ một sứ mệnh Apollo ghi nhận. Sự cũng là nguyên nhân gây ra trận động đất Mặt Trăng lớn năm 1975, đã được máy đo địa chấn từ một sứ mệnh Apollo ghi nhận.
Sau nhiều thập kỷ, các thông tin chi tiết từ Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt Trăng của NASA đã phát hiện một mạng lưới các đường bị đứt gãy.
Các nhà khoa học từ Viện Smithsonian, Viện Khoa học Hành tinh, Đại học Maryland, Đại học bang Arizona, Trung tâm Chuyến bay không gian Marshall và Goddard của NASA (Mỹ) và Đại học British Columbia (Canada) đã liên kết các địa điểm bị đứt gãy và vụ động đất mạnh.
Nguyên nhân cơ bản của việc đứt gãy và động đất trên Mặt Trăng không phải là do hoạt động tạo hình sôi động như trên Trái Đất, mà là do sự co lại của thiên thể này, tương tự như cách một quả nho teo lại khi bị sấy khô.
Thiên thể này ban đầu là phần dư thừa từ Trái Đất - các mảnh vụn phát ra sau khi Trái Đất nguyên thủy va chạm với hành tinh Theia và hợp nhất - do đó có tính liên kết yếu hơn so với hành tinh gốc.
Kết quả là động đất trên Mặt Trăng gây ra lở đất dễ hơn so với Trái Đất.
Theo Space.com, điều này gây lo ngại cho sứ mệnh Artemis 3 của NASA, trong đó có kế hoạch cho các phi hành gia đổ bộ lên vùng cực Nam của Mặt Trăng.
Theo nhà địa chất Nicholar Schmerr, một thành viên của nhóm nghiên cứu, phát hiện mới này sẽ giúp NASA chuẩn bị tốt hơn cho các sứ mệnh tương lai và hiểu rõ hơn về những tác động có thể xảy ra tại điểm đổ bộ, từ đó đảm bảo an toàn tối đa cho các phi hành gia và tàu vũ trụ.