Theo báo cáo từ Bloomberg Law, chủ sở hữu của thiết bị đã phàn nàn về việc lỗi âm thanh gây ra âm thanh kém chất lượng và ảnh hưởng đến khả năng thực hiện cuộc gọi cũng như sử dụng các tính năng như Siri. Họ đã cáo buộc rằng vấn đề này liên quan đến chip IC âm thanh bên trong thiết bị và cho biết rằng Apple đã vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng cũng như vi phạm yêu cầu bảo hành.
Apple không chấp nhận các cáo buộc nhưng đồng ý giải quyết để tránh chi phí và sự không chắc chắn của quá trình kiện tụng, đồng thời mang lại lợi ích cho những người dùng bị ảnh hưởng. Công ty cũng cho biết rằng việc thanh toán 35 triệu USD không phải là sự thừa nhận tội lỗi hay hành vi sai trái.
Nếu khách hàng sở hữu hoặc sử dụng iPhone 7 hoặc 7 Plus từ ngày 16/9/2016 đến ngày 3/1/2023 và đã phản ánh vấn đề này với Apple, họ sẽ được hưởng quyền lợi. Nếu họ đã chi tiền để sửa chữa và thay thế các vấn đề liên quan, họ có thể nhận được từ 50 USD (khoảng 1,27 triệu đồng) đến 349 USD (khoảng 8,86 triệu đồng). Trong trường hợp không chi tiền để khắc phục vấn đề và báo cáo cho Apple, khách hàng sẽ được hỗ trợ lên đến 125 USD (khoảng 3,17 triệu đồng).
Nếu ai đó sở hữu một trong hai chiếc điện thoại trong dòng iPhone 7 series nhưng không gặp sự cố, họ sẽ không đủ điều kiện để nhận sự hỗ trợ từ Apple. Trong trường hợp Apple thông báo rằng họ có thể đủ điều kiện để nhận khoản thanh toán, người dùng sẽ có thời gian đến ngày 3/6 để yêu cầu khoản thanh toán đó.
Việc Apple phải chi trả số tiền bồi hoàn lên đến 35 triệu USD.
Ngoài ra, các luật sư đại diện cho người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi sự cố này đã đề nghị mức chi phí lên tới 8,75 triệu USD cho công việc của họ, và họ hy vọng rằng các khoản phí sẽ được thanh toán từ quỹ bồi thường. Phiên điều trần cuối cùng về vụ việc dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 18/7 tại California (Mỹ).