Bà Đinh, 65 tuổi, cư ngụ một mình tại tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc), con trai và con gái đều đang công tác ở xa nhà. Một ngày, bà nhận được một cuộc gọi không quen, khi bà nhấc máy, người ở đầu dây tự xưng là "con trai".
Người này nói: "Mẹ ơi, con nhận được thông báo rằng thông tin chứng minh nhân dân của con đã bị rò rỉ, liên quan đến vụ lừa đảo lớn, con cần gấp 1 triệu NDT (tương đương khoảng 3,4 tỷ đồng) để giải quyết vấn đề này, nếu không con sẽ phải chịu hậu quả nặng nề". Đồng thời, bà Đinh cho biết người con trai yêu cầu tuyệt đối không tiết lộ thông tin này cho bất kỳ ai và cung cấp cho bà một số tài khoản lạ.
Bà Đinh nghe như vậy, tức giận nhưng không thể bỏ qua nên đã ngay lập tức rút 900.000 NDT (tương đương khoảng 3 tỷ đồng) từ tài khoản tiết kiệm và chuyển khoản cho con trai. Tuy nhiên, khi nhận được số tiền, con trai bà nói rằng vẫn chưa đủ và mong bà giúp đỡ thêm 100.000 NDT (khoảng 400 triệu đồng) còn thiếu.
Sau khi suy nghĩ một thời gian dài, bà Đinh đã quyết định bán hết số vàng tích cóp được và sau đó chuyển toàn bộ 100.000 NDT còn lại cho con trai. Đã chuyển toàn bộ 1 triệu NDT cho con trai, bà Đinh lo lắng nên đã gọi điện bí mật cho con.
Tuy nhiên, bà không thể liên lạc được với anh nên bà quyết định gọi điện cho con gái để hỏi tình hình. Khi nghe được thông tin này, con gái bà rất bất ngờ và cho biết anh trai không hề nói gì với cô về vấn đề này. Sau đó, con gái của bà liên lạc với anh trai nhưng không thành công, cô lo lắng nên ngay lập tức báo cảnh sát.
Sau đó, bà Đinh nhận cuộc gọi từ con trai, bà Đinh ngay lập tức hỏi con trai, nhưng con trai bà nói không có chuyện đó. Sau đó, bà nhanh chóng gọi cho con gái, con gái bà cho biết đã gọi cảnh sát và họ sẽ đến làm việc với bà.
Sau khi nhận được điện thoại, Đội Cảnh sát Hắc Long Giang (Trung Quốc) đã tức thì tiến hành điều tra. Bà Đinh cho biết, mặc dù nhận cuộc gọi từ một số không quen nhưng giọng nói lại là của con trai bà nên bà không nghi ngờ gì. Hơn nữa, trong tình huống khẩn cấp, bà đã cố gắng hỗ trợ người tự xưng là con trai này.
Cảnh sát cho biết, hiện nay, nhiều kẻ lừa đảo đã sử dụng công nghệ để giả mạo giọng nói và lừa đảo người khác. Vậy tại sao chúng lại có được thông tin chính xác về con trai của bà. Sau khi điều tra, cảnh sát phát hiện bà thường xuyên đăng video về gia đình lên mạng xã hội, điều này đã tạo cơ hội cho những kẻ lừa đảo lấy được thông tin giọng nói của con trai bà.
Sau khi kiểm tra hồ sơ giao dịch ngân hàng liên quan, cảnh sát phát hiện nghi phạm đã rút số tiền này tại Trường Xuân (Trung Quốc) vào ngày đó. Trong quá trình điều tra và thu thập chứng cứ, bọn tội phạm tiếp tục áp dụng thủ đoạn cũ để lừa đảo thêm hàng chục người và hàng triệu NDT đã bị mất.
Ngoài ra, việc rút tiền đều được thực hiện tại các chi nhánh ngân hàng ở Trường Xuân. Sau khi tiến hành điều tra, đã phát hiện nhóm đối tượng này đã sử dụng tổng cộng 72 thẻ ngân hàng liên quan đến vụ án. Hai kẻ gian lợi dụng sự quan tâm của phụ huynh để thực hiện hành vi lừa đảo bằng cách tương tự.
Hiện thực là việc lừa đảo, tận dụng sự thiếu cảnh giác, lo lắng của người lớn tuổi về con cái để thực hiện hành vi lừa đảo đã được cảnh báo nhiều lần. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có nhiều người trở thành nạn nhân của chiêu trò này.
Sau khi thực hiện thành công hành vi lừa đảo, những kẻ gian thường vứt bỏ điện thoại di động, thẻ điện thoại và thẻ ngân hàng liên quan đến việc rút tiền, sau đó thay đổi trang phục để sử dụng số tiền trộm được, thay đổi ngân hàng rút tiền và địa điểm ở mỗi khi cần.
Thông qua trường hợp của bà Đinh, cảnh sát khuyến cáo rằng khi nhận thông tin vay mượn tiền thông qua bất kỳ hình thức nào, mọi người cần gọi điện trực tiếp cho nhiều người để xác minh. Nếu có nghi ngờ về việc đối tượng giả mạo người thân để lừa đảo, cần báo ngay cho cơ quan chức năng gần nhất để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.