Theo quy định của Thông tư 18 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kể từ ngày 1/1/2025, nếu khách hàng không cung cấp thông tin sinh trắc học, hoặc dữ liệu không khớp khi đối chiếu, thì tài khoản của khách hàng sẽ bị đình chỉ tất cả các giao dịch trực tuyến.
Theo Quyết định 2345, từ ngày 1/7, các chủ tài khoản phải cài đặt công nghệ nhận diện khuôn mặt mới có thể thực hiện chuyển khoản từ 10 triệu đồng/lần trở lên hoặc 20 triệu đồng/ngày. Ngoài ra khách hàng nạp tiền vào ví điện tử từ trên 10 triệu đồng hoặc giao dịch liên ngân hàng ra nước ngoài đều yêu cầu phải xác thực bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt được kiểm tra đảm bảo.
Do đó, nếu việc xác thực sinh trắc học không thành công trên ứng dụng ngân hàng, khách hàng sẽ phải tới quầy giao dịch để thực hiện các quy định liên quan đến chuyển khoản số lớn, nạp tiền vào ví điện tử hoặc giao dịch liên ngân hàng ra nước ngoài.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 6 Điều 16 của Thông tư 18/2024/TT-NHNN, thẻ chỉ được phép sử dụng để thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử sau khi đã hoàn tất việc đối chiếu và xác minh chính xác giấy tờ cá nhân và thông tin sinh trắc học của chủ thẻ.
Từ ngày 1/1/2025, nếu khách hàng không cung cấp dữ liệu sinh trắc học và chưa được kiểm tra đối chiếu, toàn bộ các giao dịch trực tuyến sẽ bị tạm ngưng. Khách hàng sẽ chỉ có thể thực hiện giao dịch trực tiếp tại ngân hàng.
Theo quy định tại Thông tư 18, thông tin sinh trắc học không chỉ được sử dụng trong trường hợp chuyển khoản mà còn được áp dụng để xác định chủ sở hữu của tài khoản. Điều này cho thấy, NHNN tiếp tục gia tăng mức độ bảo mật để bảo vệ tài khoản của khách hàng, đồng thời cũng coi đây là một biện pháp cứng rắn để xử lý tài khoản "rác", đang bị lợi dụng cho hoạt động lừa đảo.
Trong thời gian gần đây, thực tế đã xuất hiện nhiều trường hợp lừa đảo chuyển tiền thông qua các tài khoản ngân hàng "rác", không thực sự tồn tại. Những tài khoản này thường được sử dụng để thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật như rửa tiền, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tài trợ khủng bố...
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra gần đây, Phó Thống đốc NHNN, ông Phạm Tiến Dũng đã nhấn mạnh rằng Quyết định 2345 về việc triển khai các biện pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán bằng thẻ ngân hàng đã được ban hành nhằm mục đích giúp dọn sạch các tài khoản. Trước đó, người dân phải dùng chứng minh thư và các thông tin khác để mở thẻ ATM, điều mà đã tạo điều kiện cho việc lạm dụng giấy tờ giả bởi kẻ gian. Hiện tại, NHNN đang phối hợp với Bộ Công an để làm sạch thông tin tài khoản, đây được coi là bước khởi đầu quan trọng.
Ông Dũng tin rằng sau khi tiến hành làm sạch hệ thống, sẽ không còn trường hợp sử dụng giấy tờ giả để mở tài khoản và không có ai còn dám nói đến việc cầm giấy tờ của người khác để cầm đồ.
Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, trong tháng 6, giao dịch trên 10 triệu chiếm khoảng 8% tổng số giao dịch, với mỗi ngày có từ 1,8-2 triệu giao dịch. Hiện có hơn 80% người trưởng thành (khoảng 65 triệu người) sở hữu tài khoản tại ngân hàng. Số lượng tài khoản hiện tại là 180 triệu, tức là trung bình mỗi người Việt có khoảng 3 tài khoản. Đến chiều 5-7, các ngân hàng đã so khớp với dữ liệu căn cước từ Bộ Công an và làm sạch 19 triệu tài khoản.
ới việc áp dụng xác thực sinh trắc học, người dùng có thể chắc chắn rằng giao dịch của mình được bảo vệ và không bị đánh cắp thông tin cá nhân. Điều này đồng nghĩa với việc giúp nâng cao an toàn và tin cậy cho người dùng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Mặc dù các hình thức lừa đảo mới sẽ phát triển ngay sau khi yêu cầu xác thực sinh trắc học được áp dụng, nhưng ông Sơn hy vọng rằng, giải pháp này sẽ giúp người dân khôi phục lại số tiền bị hack. Ông Sơn nhấn mạnh rằng, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền để người dân tự nhận biết các hình thức lừa đảo, cũng như nâng cao ý thức pháp luật cho họ không tham gia trực tiếp vào các hoạt động lừa đảo như cho thuê tài khoản, thực hiện việc chuyển tiền...