Theo BGR, vào năm 1859, đã xảy ra sự kiện Carrington khi Mặt Trời phóng ra một loạt dòng điện mạnh tấn công vào bầu khí quyển, gây hủy hoại các hệ thống điện báo, và gây ra hỏa hoạn và sự hỗn loạn trên Trái Đất. Bây giờ, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng về một cơn bão Mặt Trời có quy mô lớn nhất từ trước đến nay và nó còn mạnh hơn cả cơn bão vào thế kỷ 19.
Có một hiện tượng thường được biết đến là Bão Mặt Trời, còn được gọi là bão địa từ, khá phổ biến trên Trái Đất. Hầu hết những cơn bão nhỏ không tạo ra tác động quá lớn. Tuy nhiên, khi một cơn bão lớn như Carrington hướng tới hành tinh của chúng ta, đã xảy ra nhiều vấn đề đáng kể với các thiết bị quan trọng trong đời sống hàng ngày, như hệ thống định vị toàn cầu (GPS), điện và điện thoại. Thậm chí có nguy cơ làm hủy hoại mọi thứ.
Có bằng chứng về cơn bão Mặt Trời lớn chưa được đặt tên đã được phát hiện trong vòng những cây cổ thụ và hóa thạch gần bờ sông Drouzet, nằm ở dãy Alps, phía Nam nước Pháp. Theo các nhà khoa học, cơn bão này xảy ra khoảng 14.300 năm trước đây và thậm chí mạnh hơn cả Carrington.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành việc tạo ra các mẫu lát cắt từ hóa thạch của cây và đã phát hiện ra bằng chứng về sự tăng đột biến của carbon phóng xạ - một nguyên tố liên tục được phát ra xuống Trái Đất trong các cơn bão Mặt Trời. Sự tăng đột biến đáng kể về carbon phóng xạ cho thấy rằng cơn bão Mặt Trời này mạnh hơn bất kỳ cơn bão nào khác từng được ghi nhận đã xảy ra trong suốt vòng đời của những cây này.
Các bằng chứng khác cũng đã được tìm thấy trong các lõi băng ở Greenland, chứng minh rằng cơn bão Mặt Trời này xảy ra cách đây khoảng 14.300 năm bằng việc đo nồng độ berilium - một đồng vị liên quan đến cả bão Mặt Trời và bão bức xạ - trong lớp băng.