Theo báo cáo, việc sử dụng thiết bị âm thanh cá nhân với âm lượng quá lớn và đeo tai nghe trong thời gian dài được xem là nguyên nhân chính gây ra các nguy cơ nói trên. Các chuyên gia y tế khuyến nghị tuân thủ "3 nguyên tắc 60" khi sử dụng tai nghe: không để tiếng ồn môi trường vượt quá 60 decibel; âm lượng của tai nghe phải thấp hơn 60% so với âm lượng tối đa; không sử dụng tai nghe ở mức âm lượng cao hơn 60 decibel trong thời gian vượt quá 60 phút.
Theo các nghiên cứu, rối loạn thính giác xảy ra khi ngưỡng nghe của tai người ở một tần số nhất định vượt quá mức ngưỡng nghe bình thường, là 25 decibel.
Giảm thính lực do tuổi tác được gọi là lão thị; giảm thính lực do tiếng ồn môi trường xã hội (không bao gồm ảnh hưởng của tuổi tác, tiếng ồn nghề nghiệp và bệnh tật) được gọi là điếc xã hội; còn giảm thính lực do tiếng ồn nghề nghiệp được gọi là điếc do tiếng ồn.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 5% dân số thế giới (tương đương 430 triệu người) cần phục hồi chức năng để giải quyết vấn đề mất thính lực (bao gồm 34 triệu trẻ em). Các chuyên gia dự đoán vào năm 2050, hơn 700 triệu người, tức là cứ 10 người thì có một người bị mất thính lực.
Việc nghe nhạc với âm lượng từ tai nghe vượt quá 60db là một trong những nguyên nhân gây tổn thương cho thính giác.
Theo báo cáo, khoảng 80% người khiếm thính sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tỷ lệ mất thính lực tăng theo độ tuổi. Mất thính lực ảnh hưởng đến hơn 25% số người trên 60 tuổi.