Theo báo cáo, tổng cộng có 200 người tham gia khảo sát về thói quen và sở thích chơi game của mình hiện nay, bao gồm các độ tuổi và giới tính khác nhau.
Mỗi ngày, hầu hết game thủ đều chọn chơi game là hoạt động cao nhất, chiếm 44,5%. Điều này trở thành thói quen thường xuyên của hơn một nửa số người tham gia khảo sát. Đặc biệt, game di động là loại game được ưa thích nhất. Có vẻ như người Nhật không thể thiếu trải nghiệm game giải trí dù cuộc sống của họ rất bận rộn.
69,5% người được khảo sát cho biết rằng họ đánh giá cao nền tảng game di động vì tính tiện lợi giúp họ chơi game bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu. Trong số đó, thể loại game giải đố chiếm vị trí hàng đầu với tỷ lệ 40%, vượt xa thể loại game nhập vai – đứng thứ hai.
Thị trường game ở Nhật Bản đóng góp 16% vào thị trường game toàn cầu. Đây là thị trường lớn thứ ba trên thế giới, với quy mô ước tính là khoảng 40 tỷ USD theo Statista. Trong đó, doanh thu từ trò chơi di động chiếm hơn 15 tỷ USD và dự kiến vượt qua con số 20 tỷ USD vào năm 2028.
Theo báo cáo mới, thị trường game di động tại Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2023 đã giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 6,8 tỷ USD. Tổng số lượt tải cũng giảm 6% so với cùng kỳ năm 2022, chỉ khoảng 300 triệu lượt. Trong số đó, Monster Strike của MIXI đã vươn lên dẫn đầu danh sách doanh thu, sau khi đứng thứ hai trong cùng kỳ năm 2022, với doanh thu hơn 350 triệu đô la Mỹ trong 6 tháng đầu năm ngoái.
Dân số của Nhật Bản đang có xu hướng già đi và giảm nhẹ, tuy nhiên điều này không có nghĩa là số người chơi game di động giảm. Ngược lại, tỷ lệ trải nghiệm trò chơi di động dự kiến sẽ đạt 85,0% vào năm 2023 và dự kiến sẽ tăng lên 96,9% vào năm 2028. Điều này có nghĩa là số lượng người dùng sẽ vượt qua con số 118 triệu vào năm 2028, vượt xa dân số của nhiều quốc gia. Ngoài ra, hơn 63% số người chơi game di động ở Nhật Bản thuộc độ tuổi từ 25 đến 44, đây là nhóm người dùng đa dạng về mặt kinh tế, năng động và có xu hướng nạp game cao.