Mặc dù đĩa mềm đã lỗi thời từ lâu, tuy nhiên Nhật Bản, một quốc gia luôn tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, vẫn dựa vào thiết bị này.
Chính phủ Nhật Bản đã khởi đầu nỗ lực để loại bỏ đĩa mềm. Vào năm 2023, chính phủ đã huỷ bỏ yêu cầu các doanh nghiệp phải gửi hồ sơ trên đĩa mềm. Tuy nhiên, việc loại bỏ đĩa mềm tại Nhật Bản sẽ mất thời gian, vì có nhiều cơ quan chính phủ và doanh nghiệp vẫn dựa vào thiết bị này.
Theo thông tin từ Tom's Hardware, hiện có khoảng 1.900 thủ tục đăng ký chính thức của chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp phải gửi đĩa mềm hoặc CD-Rom chứa thông tin bổ sung cho đến tuần trước. Tuy nhiên, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đang nghiên cứu cách từ bỏ phương pháp này, vì nó đã lỗi thời.
Cụ thể, METI đã ban hành "Sắc lệnh cấp Bộ sửa đổi một số Pháp lệnh METI để thúc đẩy cải cách quy định nhằm thúc đẩy xã hội kỹ thuật số", không yêu cầu các doanh nghiệp gửi dữ liệu trên đĩa mềm và CD-ROM đối với 34 thủ tục hành chính. Tuy nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn các phương tiện lưu trữ cũ kĩ này vẫn cần nhiều thời gian.
Đĩa mềm lần đầu tiên được thương mại hóa vào năm 1971 thông qua IBM. Thiết bị đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, bao gồm việc ra mắt đĩa mềm 3,5 inch vào năm 1983 do Sony sản xuất. Trong thập kỷ 80 và 90, đĩa mềm không thể cạnh tranh với các loại đĩa khác như CD-ROM, ổ USB và các hình thức lưu trữ tiên tiến hơn. Mặc dù vậy, nhà sản xuất đĩa mềm cuối cùng, Sony, vẫn tồn tại cho đến năm 2011 trước khi ngừng sản xuất.
Việc thử nghiệm đĩa mềm nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ lạc hậu của Nhật Bản, theo kế hoạch sẽ được triển khai vào năm 2022, nhưng đang gặp phải nhiều khó khăn. Trong đó, một trong những khó khăn đó là việc máy fax vẫn đang được sử dụng phổ biến tại đất nước mặt trời mọc. Một cuộc khảo sát được tiến hành vào tháng 5 năm 2022 đã chỉ ra rằng 54% công ty vẫn đang tiếp tục sử dụng phương thức liên lạc lỗi thời này.