Một báo cáo mới đây từ Đại học Nam California (Mỹ) đã cảnh báo về ẩn hưởng tiêu cực của các vệ tinh Starlink đối với lớp ozone bảo vệ Trái Đất.
Theo nghiên cứu, khi các vệ tinh Starlink "hỏng" và rơi trở lại Trái Đất, chúng không chỉ đơn thuần là cháy rụi trong khí quyển. Quá trình này còn giải phóng một lượng lớn oxit nhôm, góp phần làm suy yếu tầng ozone - lớp bảo vệ quan trọng giúp ngăn chặn bức xạ mặt trời có hại.
Theo các chuyên gia, việc oxit nhôm trong khí quyển tăng 8 lần từ năm 2016 đến 2022, có liên quan đến việc gia tăng đáng kể về số lượng vệ tinh quỹ đạo thấp của Trái Đất, đặc biệt là từ dự án Starlink của SpaceX.
Mặc dù không phải là vấn đề đặc biệt của Starlink, nhưng với hơn 3.000 vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo, tác động của Starlink đến tầng ozone không thể coi thường. Sự suy yếu của tầng ozone có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tăng nhiệt độ toàn cầu và làm tan chảy các tảng băng ở Bắc Cực.
Nghiên cứu này một lần nữa nhấn mạnh rằng cần phải xem xét cẩn thận tác động của môi trường từ các dự án vệ tinh quy mô lớn. Cần có sự hợp tác giữa các nhà khoa học và các bên liên quan để tìm ra các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của vệ tinh đến tầng ozone, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của công nghệ vũ trụ.